IP Tĩnh là gì? Khái niệm và cách cài đặt IP Tĩnh chi tiết từng bước

Nếu như bạn là một người chuyên về công nghệ, hay chỉ cần thường xuyên làm việc với môi trường mạng, ắt hẳn bạn đã không còn xa lạ gì về khái niệm địa chỉ IP hay IP tĩnh.

Bài viết hôm nay công ty lắp camera Đà Nẵng Maxtech247 sẽ chia sẻ với bạn các kiến thức chung về IP, tìm hiểu IP tĩnh là gì và cách cài đặt nó trên máy tính của bạn.

ip-tinh

Giới thiệu về địa chỉ IP tĩnh

Địa chỉ IP là gì?

IP (Internet Protocol) được định nghĩa là một giao thức kết nối thông qua hệ thống Internet, và còn được gọi là giao thức Internet, được so sánh tương tự như địa chỉ nhà vậy. IP sẽ chứa các thông tin cần thiết để các thiết bị trong mạng Internet có thể giao tiếp với nhau.

dia-chi-ip-la-gi

Về phân loại, IP được chia thành 4 loại chính:

  • IP Private: địa chỉ IP riêng tư.
  • IP Public: địa chỉ IP công cộng.
  • Static IP: địa chỉ IP tĩnh.
  • Dynamic IP: địa chỉ IP động.

Địa chỉ IP tĩnh là gì?

IP tĩnh là địa chỉ được thiết lập cấu hình thủ công và địa chỉ này không đổi theo thời gian, khác với địa chỉ thông qua máy chủ DHCP. Qua tên gọi, bạn cũng thấy được đây là loại IP trái ngược hoàn toàn so với IP động, tức là có thể thay đổi.

dia-chi-ip-tinh-la-gi

IP tĩnh thường được dùng cho quy mô tập thể như nhóm người hay doanh nghiệp để nhiều người có thể truy cập. Nhìn chung, hiện tại các thiết bị phổ biến như điện thoại, laptop, router hay máy tính bàn đều có cấu hình để sở hữu IP tĩnh.

Ưu điểm khi sử dụng địa chỉ IP tĩnh là gì?

Giúp các kết nối nhanh hơn nhờ vào việc người dùng không cần phải cấp lại IP mới. Để bạn dễ hình dung hơn, IP tĩnh tương tự email hay địa chỉ nhà, là các address không đổi theo thời gian, giúp cho việc kết nối hay liên lạc với bạn thuận lợi hơn.

IP tĩnh là sự lựa chọn phù hợp nhất cho môi trường sử dụng nhiều máy tính, máy fax như của doanh nghiệp hay hệ thống quán nét. Vì có một địa chỉ cố định và không thay đổi, nó sẽ hạn chế các rủi ro tối đa việc thất thoát dữ liệu, cũng như hỗ trợ các máy tính hoạt động cùng nhau ổn định hơn. Lấy ví dụ trong một công ty, khi đã cài đặt

IP tĩnh thì các máy trong công ty sẽ cùng kết nối theo IP đó để có thể fax và in ấn dễ dàng. Trong trường hợp IP động mỗi khi máy chủ khởi động sẽ kéo theo IP thay đổi, dẫn tới việc các kết nối với IP cũ sẽ bị gián đoạn, và kết nối với IP mới cần phải được thiết lập để có thể hoạt động, rất tốn thời gian.

Ngoài ra, IP tĩnh còn cho phép công ty có thể sử dụng camera, máy fax từ hệ thống bên ngoài. Việc chơi các game sử dụng IP tĩnh cũng cần sự có mặt của IP tĩnh.

XEM NGAY: Không vào được 192.168.1.1 – Nguyên nhân và cách Sửa Lỗi

Hạn chế khi sử dụng địa chỉ IP tĩnh

Bên cạnh các lợi ích đã được đề cập ở trên, IP tĩnh vẫn mang trong mình vài nhược điểm cố hữu so với các loại IP khác, cụ thể là:

  • IP tĩnh bắt buộc người dùng phải cấu hình các thiết bị theo cách thủ công. Để các thiết bị hay hoạt động như máy chủ và các truy cập từ xa có thể tương tác, bạn buộc phải thiết lập đúng IP và router để giao tiếp với địa chỉ đó. Ngược lại đối với IP động, bạn chỉ cần cắm router và nó sẽ tự tạo IP động và đưa qua DHCP.
  • Bảo mật của IP tĩnh sẽ thấp hơn IP động. Vì IP tĩnh có địa chỉ không thay đổi theo thời gian, các tin tặc sẽ có nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm ra các lỗ hổng dễ dàng hơn. IP động với đặc điểm thay đổi liên tục sẽ gây khó khăn cho tin tặc hơn.

han-che-khi-su-dung-dia-chi-ip-tinh

Cách cài đặt IP tĩnh trong Windows

Đê thực hiện việc cài đặt địa chỉ IP tĩnh cho thiết bị, bạn có thể chọn tiến hành trên router hoặc trực tiếp trên thiết bị. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn 2 cách là trên Router và trên thiết bị chạy các hệ điều hành Windows 7,8 và 10.

Gán địa chỉ IP tĩnh qua router

Nhiều router, với địa chỉ MAC cụ thể của mình, sẽ cho phép người dùng chỉ định một tập hợp các địa chỉ IP được phân phối tới nó, dựa trên địa chỉ MAC. Với phương pháp này, địa chỉ IP vẫn được router quản lý, giúp bạn không cần phải thay đổi trên từng thiết bị riêng lẻ.

Ngoài ra, bạn có thể gán các địa chỉ trong tập hợp địa chỉ IP mà router sử dụng ở trên.

Gán địa chỉ IP tĩnh trong Windows 7, 8 hoặc 10

Để thay đổi địa chỉ IP của máy tính chạy Windows của các hệ điều hành trên, bạn hãy làm theo các bước sau: tìm và mở cửa sổ “Network Connections” → Dùng tổ hợp phím Windows + R, gõ “ncpa.cpl” vào hộp thoại vừa Run vừa mở, sau đó nhấn Enter.

go-ncpacpl-vao-hop-thoai-vua-run-vua-mo-sau-do-nhan-enter

Trong cửa sổ “Network Connections“, nhấn chuột phải vào adapter mà bạn muốn thiết lập một địa chỉ IP tĩnh, chọn “Properties” (thường ở cuối cùng).

thiet-lap-mot-dia-chi-ip-tinh-chon-properties-thuong-o-cuoi-cung

Tại cửa sổ mới sẽ xuất hiện các thuộc tính của adapter, chọn “Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)“, sau đó chọn “Properties“.

chon-internet-protocol-version-4-tcp-ipv4-sau-do-chon-properties

Tick chọn tùy chọn “Use the following IP address“, sau đó nhập các thông tin về địa chỉ IP, subnet mask và cổng mặc định tương ứng với thiết lập mạng. Sau đó bạn hãy nhập địa chỉ máy chủ DNS.

sau-do-ban-hay-nhap-dia-chi-may-chu-dns

Ở bước cuối cùng, bạn chọn tùy chọn “Validate settings upon exit” để Windows tự động kiểm tra địa chỉ IP mới cũng như các thông tin kèm theo để đảm bảo rằng địa chỉ này hoạt động tốt, sau đó chọn OK.

Bây giờ bạn tiếp tục chọn OK để đóng cửa sổ thuộc tính của adapter.

bay-gio-ban-tiep-tuc-chon-ok-de-dong-cua-so-thuoc-tinh-cua-adapter

Kết thúc quá trình, Windows sẽ tự động chạy chẩn đoán mạng để xác minh kết nối. Trong trường hợp có vấn đề xảy ra, Windows sẽ đề xuất các lựa chọn chạy wizard để khắc phục sự cố mạng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà wizard cũng không thực sự có thể khắc phục sự cố, lúc này bạn nên kiểm tra cài đặt và thử lại.

XEM THÊM: Analog – Tín hiệu Tương Tự là gì? Đặc điểm, ứng dụng thực tiễn

Kết luận

Như vậy, mình đã giới thiệu đến các bạn địa chỉ IP tĩnh là gì, đặc điểm của IP tĩnh và cách thiết lập nó trên máy tính của bạn. Hi vọng trình tự các bước thiết lập cụ thể trong bài sẽ giúp bạn thiết lập thành công trên máy tính của mình. Hãy chia sẻ bài viết đến mọi người nhé, hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *