Power over Ethernet là gì? Ưu điểm và cách thức hoạt động

Ngày nay, để nâng cao an ninh giám sát thì nhiều nhà xưởng, xí nghiệp, công ty, tòa nhà đã lắp đặt camera an ninh. Việc lắp đặt hoàn thiện hệ thống camera đòi hỏi nhiều vấn đề phát sinh: dây kéo, ổ cắm điện cung cấp điện hoạt động…

Công nghệ Power over Ethernet ra đời giải quyết những vấn đề nan giải đó. Vậy Power over Ethernet là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết.

Power over Ethernet là gì?

Power over Ethernet được viết tắt là PoE. Hay còn gọi là công nghệ cấp nguồn PoE. Công nghệ PoE có khả năng cung cấp điện cho các thiết bị thông qua cable RJ45 được nối từ switch đến các thiết bị cắm dây mạng. Nghĩa là các đường cáp mạng có thể cung cấp đồng thời đường truyền Internet và nguồn điện cho các thiết bị dùng mạng.

Công nghệ cấp nguồn PoE hỗ trợ chất lượng tín hiệu cả ngày lẫn đêm luôn được ổn định. Nguồn PoE được setup trong lõi cáp UTP. Cụ thể, cáp UTP thường có 8 lõi. Trong đó có 4 lõi thực hiện nhiệm vụ truyền và nhận thông tin. 4 lõi còn lại để cấp nguồn PoE hoặc cho các mục đích khác.

power-over-ethernet-la-gi

Switch PoE là gì?

Switch PoE là thiết bị chia mạng có tích hợp tính năng cấp nguồn cho các thiết bị nhận mạng khác như điện thoại IP, Camera, router wifi.

Tương thích với đa dạng thiết bị. Switch Poe giúp khu vực cài đặt không còn dây điện chằng chịt. Giúp ích trong việc tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn để đi các đường dây điện, ổ cắm điện cho các thiết bị mạng.

Tìm hiểu kỹ hơn tại đây: Switch PoE – Khái niệm, lợi ích và những ứng dụng thực tiễn

Ưu điểm của PoE

  • Giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Công nghệ PoE dễ dàng lắp đặt ở bất cứ đâu với thời gian lắp đặt nhanh chóng.
  • Tính linh hoạt nhờ có thể lắp đặt ở vị trí mà bạn mong muốn mà không bị phụ thuộc vào ổ cắm điện.
    Vừa đảm bảo an toàn sử dụng vừa có tính bảo mật cao. Khi xảy ra tình trạng quá tải, cài đặt không chính xác thì những thiết bị mạng sẽ được bảo vệ bởi nguồn PoE.
  • Các kết nối mạng được cài đặt và phân phối trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, PoE hỗ trợ kiểm soát các thiết bị một cách dễ dàng.

Cách nâng cấp lên POE

Có 2 cách chính để thêm PoE vào mạng.

Switch POE

Như đề cập sơ ở trên, Switch POE Là một thiết bị giúp chuyển đổi mạng bình thường thành mạng có nguồn điện. Thao tác chỉ cần kết nối các thiết bị mạng khác với switch như bình thường. Sau đó, switch sẽ phát hiện xem chúng có tương thích với POE hay không và tự động bật nguồn.

Thiết bị chuyển mạch POE khá phổ biến và dễ tìm từ thiết bị chuyển mạch đơn giản, các edge switch (thiết bị không cho phép thay đổi cấu hình), cho đến các thiết bị phức tạp.

hinh-anh-switch-poe

Một midspan (POE injector – bộ tăng áp POE)

Midspan được sử dụng nhằm tăng khả năng POE vào liên kết mạng mà không có POE thông thường. Midspan còn được dùng với mục đích nâng cấp các bản cài đặt LAN hiện có sang POE và cung cấp một giải pháp linh hoạt khi yêu cầu ít cổng POE.

Việc nâng cấp từng kết nối mạng với POE cũng đơn giản như kết nối qua midspan, cũng như với các thiết bị chuyển mạch POE, điện năng được diễn ra một cách tự động.

Midspan có sẵn dưới dạng các loại thiết bị gắn trên nhiều cổng hoặc cũng có thể là injector một cổng chi phí thấp.

Bạn cũng có thể nâng cấp thiết bị hỗ trợ như camera IP lên POE bằng cách sử dụng bộ chia PoE. Bộ chia PoE này được thêm vào kết nối mạng của camera và tắt nguồn POE. Sau đó, chuyển đổi thành điện áp thấp hơn sao cho phù hợp với camera.

poe-injector-bo-tang-ap-poe

Các thiết bị sử dụng PoE

  • PoE có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Trong đó, 3 thiết bị sử dụng chính bao gồm: VoIP Phone, Camera IP, Wireless.
  • VoIP Phone: Nhờ vào công nghệ này, điện thoại chỉ cần có kết nối với ổ điện trên tường là thoải mái sử dụng. Bên cạnh đó, còn có tính năng điều khiển từ xa.
  • Camera IP: Toàn bộ camera giám sát mạng hiện này đều cài đặt ứng dụng này, nhằm dễ dàng quan sát và định vị.
  • Wireless: PoE hỗ trợ vị trí cách xa các điểm cắm nguồn AC và di chuyển sau những buổi khảo sát địa điểm.

cac-thiet-bi-su-dung-poe

Cách thức hoạt động của thiết bị PoE

Sau khi đã hiểu Power over ethernet là gì rồi, vậy tiếp theo thì cách thức hoạt động của các thiết bị PoE là như thế nào? Thiết bị hoạt động theo những vùng nhất định: PDs, PSE, Midspan device, PoE Switches.

  • PDs: thiết bị nhận tín hiệu từ Ethernet Cat-5 Cable.
  • PSE: giúp đẩy mạnh nguồn PoE trên cable mạng.
  • Midspan device: hỗ trợ các thiết bị đầu cuối cùng như thiết bị Switch được đồng bộ.
  • Endspan device: bộ chuyển mạch có 4 cặp cáp xoắn gồm 2 cặp nhă data transfer, 2 cặp để trống.

cach-thuc-hoat-dong-cua-thiet-bi-poe

Ưu điểm của nguồn PoE

Đầu tiên, nguồn PoE giúp quá trình thi công mạng được đơn giản hơn. Nhờ có nó mà những việc như đi dây điện nguồn 220V đến từng thiết bị khác nhau để cung cấp nguồn cho chúng đều được giải quyết dễ dàng.

Hơn nữa, tất cả nguồn điện được quản lý tập trung nhờ sử dụng nguồn PoE. Vì vậy, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí nhân công lắp đặt hệ thống đường dây chằng chịt.

Tuy nhiên, giải pháp nguồn này giới hạn chỉ khoảng 100 mét. Quá giới hạn này sẽ không hỗ trợ đủ nguồn cho các thiết bị khác.

Các chuẩn PoE hiện nay

cac-chuan-poe-hien-nay

Chuẩn IEEE 802.3at PoE

Chuẩn này hỗ trợ mỗi cổng cao nhất 30W. Nếu một Switch hỗ trợ tự chuẩn PoE+ thì chắc chắn cũng sẽ hỗ trợ PoE. Tuy vậy, những Switch này sẽ tự động tương thích với các thiết bị kết nối và đưa ra quyết định là có sử dụng PoE+, PoE hay chỉ là sử dụng những dữ liệu thông thường.

Chuẩn IEEE 802.3af PoE

Chuẩn này khi sử dụng không cần phải tách riêng dây nguồn để duy trì nguồn điện cho các thiết bị mạng. Vì chuẩn IEEE 802.3af PoE có thể cung cấp nguồn điện tối đa 48VDC với công suất là 12,95W.

Một số lưu ý khi sử dụng chuẩn này đó là các thiết bị cấp nguồn trên Ethernet phải được định nghĩa, phân loại và có khả năng điều khiển trong quá trình khởi động, phù hợp các yêu cầu về cách ly giữa nguồn và dữ liệu.

Chuẩn IEEE 802.3bt PoE

Chuẩn tương thích ngược với chuẩn af và at, giúp ứng dụng 10Gbase – T được sử dụng hiệu quả nhất. Chuẩn IEEE 802.3bt PoE cung cấp mức công suất tối thiểu là 49W cho các thiết bị. Chuẩn muốn hoạt động bình thường thì hệ thống cáp đôi xoắn phải có hiệu suất cao. Cần lưu ý đến hiệu suất trước đây để hoạt động chuẩn này.

Những hiểu lầm thường gặp về PoE

Mặc dù nhiều người đã biết Power over ethernet là gì nhưng vẫn còn một số quan niệm sai lầm như dưới đây.

POE gặp vấn đề về tương thích: Không đúng. Sự thật là trong những ngày đầu, nhiều hệ thống đã độc quyền sử dụng POE. Tuy nhiên, vì POE ngày càng phổ biến, tiêu chuẩn IEEE 802.3af đã được áp dụng rộng rãi. Vì vậy, khả năng tương thích giữa tất cả các thiết bị POE hiện nay đã được đảm bảo.

power-over-ethernet

POE yêu cầu kiến ​​thức về điện: Sự triển khai đặc biệt có thể yêu cầu việc thiết kế cẩn thận, nhưng IEEE 802.3af POE được thiết kế để đảm bảo hoạt động đáng tin cậy trong mọi cấu hình có thể có với cáp Ethernet thông thường. Tất cả những gì người dùng phải làm là kết nối mạng như bình thường và thiết bị sẽ đảm nhiệm việc cung cấp điện.

POE cần hệ thống dây điện đặc biệt. Hoàn toàn sai. Các kiểu cáp như Cat 5e, Cat 6… và đầu nối kiểu “RJ45” giống nhau đều được dùng cho mạng cục bộ thông thường và mạng hỗ trợ PoE.

Lượng điện tiêu thụ là con số được ghi trên thiết bị: Quan niệm sai lầm này khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn nên biết là xếp hạng năng lượng do các nhà sản xuất đưa ra và không cố định. Camera chỉ tiêu tốn lượng điện cần thiết. Ví dụ như cắm camera 5W vào injector 15W sẽ không làm mất thêm 10W điện.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến Power over Ethernet (PoE). Hi vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về Power over Ethernet là gì, ưu điểm, cách thức hoạt động và những chuẩn PoE phổ biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *